Những năm học phổ thông trung học tại Việt Nam, tôi đặt mục tiêu sẽ vào đại học tại Sài Gòn – ước mơ của bất kỳ học sinh nào tại các tỉnh miền Tây. Lúc đó, tôi đang học ban Toán trường chuyên tỉnh Bạc Liêu. Câu hỏi quan trọng nhất lúc này là tôi sẽ chọn ngành gì? Khi ấy định hướng nghề nghiệp của tôi khá mơ hồ. Tôi nghe các bậc đàn anh đi trước chỉ dẫn, ngóng các bạn cùng lớp về những nghề hay và hot, nhưng rồi vẫn chưa biết mình thích ngành gì. Tôi tình cờ biết về nghề kiến trúc khi đến một quán cà phê vắng vẻ gần nhà do một anh họa sĩ tóc dài làm chủ. Quán anh treo nhiều tranh khỏa thân trên tường. Chắc tại chưa gặp thời nên cả quán cà phê và tranh vẽ của anh đều ế ẩm. Anh là người Sài Gòn, giận chuyện gia đình nên về xứ Bạc Liêu “muỗi cắn” mở một quán cà phê sân vườn treo tranh nghệ thuật. Anh hút thuốc kinh khủng nên hàm răng vàng cháy. Ban ngày, anh vừa đứng đập nước đá bán quán, vừa ngậm phì phèo điếu thuốc vẽ tranh. Tôi nhìn mãi tranh anh vẽ mà vẫn không thấy đẹp. Thấy tôi ghé quán thường xuyên, anh chỉ tôi vẽ bút chì. Sau vài lần vẽ thử, anh họa sĩ khen tôi có khiếu và khuyên tôi thử đi ngành nghệ thuật. Nhìn quán cà phê xập xệ và cuộc sống của anh, tôi thấy cuộc đời nghệ sĩ sao mà phiêu bồng quá. Biết tôi học chuyên Toán, anh khuyên tôi học nghề kiến trúc vì vừa có tính nghệ thuật, bay bổng nhưng vừa có kỹ thuật, lương lại cao. Nghe anh nói bùi tai, tôi đăng ký học vẽ ôn thi Kiến trúc sau giờ học lớp 12 chính thức. Buổi trưa nắng chói chang, tôi đạp xe một đoạn xa lên nhà ông thầy tóc bạc trong hẻm để học. Phòng học vẽ là khoảng hiên trống trước nhà có mái che, nơi các kiến trúc sư tương lai ngồi bệt trên nền gạch, ôm bảng vẽ cầm bút chì đo đo ngắm ngắm mấy cục gạch ống, trái cam và chùm nho. Sau buổi học, học viên bỏ tiền học phí vào một cái lon nhựa trên bàn trước khi về. Thầy dạy vẽ tôi là người Bắc di cư vào Nam. Vợ thầy trước kia cũng là cô giáo. Phòng khách nhà thầy có treo một bức tranh vẽ hình vợ thầy bằng chì trắng đen. Cô khi ấy còn trẻ, rất đẹp với mái tóc dài chấm vai. Nhìn tranh, tôi ước mơ sẽ có ngày vẽ đẹp được như vậy. Tôi cũng nghe nói ngành Y rất hot, có danh tiếng, lương cao lại có công việc ổn định nhưng tôi không để tâm đến vì có trải nghiệm xấu với bác sĩ.
Lúc đó, ba tôi mỗi tháng phải lên Sài Gòn để khám bệnh tim (sau này qua Mỹ tôi mới biết ba tôi không hề bị bệnh tim). Tôi, ba và má thường đón xe đò tốc hành từ 11 giờ khuya ở Bạc Liêu lên Sài Gòn lúc 5 giờ sáng. Từ bến xe miền Tây, cả nhà tôi đón xe đi thẳng đến gặp bác sĩ Bình chuyên khoa tim ở quận Tân Bình. Phòng mạch của ông ở tầng một của một căn nhà lầu khang trang ba tầng trong một con hẻm rộng xe hơi vào được. Đến phòng mạch lúc gần 6 giờ sáng, tôi đã thấy hàng chục bệnh nhân và gia đình ngồi bệt dưới đất bên ngoài đợi bác sĩ, mang theo bánh mì và cà mên cơm. Tôi bắt số thứ tự và giật mình vì bắt đến số 32. Thì ra có những người đã đến phòng mạch từ 3 giờ sáng để lấy số. 7 giờ sáng, phòng mạch mở cửa, mọi người ồ ạt chen vào. Đến khoảng 8 giờ, ba tôi gặp bác sĩ Bình. Ông tầm trung niên, người hơi thấp, đeo kính cận, đầu hói bóng loáng, mặc áo choàng trắng hở cúc đã ngả sang màu cháo lòng. – Bệnh gì? – Bác sĩ Bình quát. – Dạ, bệnh tim. – Ba tôi lí nhí trả lời. – Bao lâu rồi? – Dạ, khoảng vài năm. – Sao giờ mới lên đây? Bác sĩ Bình hỏi đến đó thì đã viết xong toa. Ông lấy ống nghe, đặt lên chiếc áo thấm đẫm mồ hôi của ba tôi vài giây rồi đưa toa cho ba tôi bảo qua phòng bên lấy thuốc. Tôi ước tính cuộc gặp chưa đầy hai phút và chúng tôi đã đợi hai tiếng đồng hồ. Phòng lấy thuốc bên cạnh cũng đông người không kém phòng khám. Mùi mồ hôi, mùi thuốc lá, mùi bánh mì ngọt với cà phê đen pha lẫn tiếng quạt máy rù rù và tiếng ồn ào kêu số thứ tự. Một bà hơi đứng tuổi dáng đẫy đà, đôi lông mày tô điểm đậm với cặp môi đỏ bự màu mận chín, nghe nói là vợ bác sĩ, đang đứng chống nạnh giữa phòng thuốc. Bà cũng mặc áo choàng trắng màu cháo lòng như ông chồng bác sĩ. Má tôi đưa toa thuốc cho cô phụ tá. Bà bác sĩ tính tiền, cầm sẵn một bịch thuốc có nhiều viên con nhộng trắng đỏ được đóng gói sẵn đưa cho má tôi. Trả tiền xong, tôi thấy bà bác sĩ cũng đưa một bệnh nhân khác bịch thuốc y như vậy. Sau lần gặp bác sĩ Bình, tôi quyết định không chọn nghề Y vì không muốn trở thành ông bác sĩ hói đầu ấy. Nhiều năm sau đó, bệnh “tim” của ba tôi không hề thuyên giảm, lại có chiều hướng nặng thêm nên má tôi không lên Sài Gòn tìm bác sĩ Bình nữa. Tôi cũng nghĩ đến những ngành khác như Kỹ sư xây dựng hoặc Kỹ sư kết cấu nếu mình không đậu đại học Kiến trúc. Rồi nghe thiên hạ nói học Kinh tế ra làm có tiền nên tôi đăng ký thi luôn cho biết. Tóm lại, tôi nghe thiên hạ nói và nghĩ về nhiều ngành, cuối cùng đăng ký thi Kiến trúc, Kỹ sư xây dựng và Kinh tế. * Càng gần đến ngày thi đại học, không khí ôn thi trong lớp tôi càng nóng. Gương mặt ai cũng nghiêm trọng. Ai cũng ít nói ít cười, mọi người luôn cắm đầu vào sách vì tương lai sẽ được quyết định dựa trên kết quả thi đại học. Buổi trưa, sau khi học trên lớp, tôi đạp xe đi học Vẽ đến chiều. Sau đó, tôi đi đá banh rồi về ngủ sớm. Buổi tối khoảng 11 giờ, tôi thức dậy và học bài đến sáng. Ở mỗi môn thi như Toán, Lý hay Hóa, tôi chỉ chọn một bộ bài giảng để học theo và làm hết những bài tập trong đó. Sau này học nhiều môn và nhiều ngành, tôi càng nhận ra giá trị của việc tập trung (focus), chỉ chọn một bộ bài giảng để tập trung luyện học. Những ngày đó, má tôi liên tục nấu chè đậu đỏ mang tận vào mùng ngủ cho tôi ăn, vì bà nghe nói ăn nhiều chè đậu sẽ thi đậu. Bạn bè ít ai thấy lịch học của tôi, họ chỉ thấy tôi học vẽ, đá banh và ngủ sớm. Về sau, tôi nhận ra thành công nào cũng có sự khổ luyện. Khi bạn thành công, ít ai thấy những khổ luyện của bạn mà chỉ thấy những gì bạn đạt được. Có những hôm học đến sáng, tôi buồn ngủ quá nên ngủ gục trong lớp. Thế là tôi nghĩ ra cách chạy bộ khi học xong lúc 6 giờ sáng, xong về tắm cho tỉnh ngủ, rồi đi học tiếp. Cách này giúp tôi có thêm sức khỏe lại bớtbuồn ngủ. Ngày thi đại học, tôi khăn gói lên Sài Gòn với quyết tâm thi xong sẽ về quê ngủ một giấc cho thật đã, dù tôi đậu hay không đậu. * Để vào đại học Kiến trúc, các thí sinh phải thi ba môn Toán, Lý và Vẽ trong hai ngày. Ngày đầu tiên thi Toán xong, có bạn tên Hương người Tây Nguyên đứng sụt sùi khóc ngoài phòng thi. Bạn ấy nói đề thi Toán khó quá chắc sẽ không được điểm cao. Đến khi thi môn Vẽ, nhìn lướt qua bài vẽ của Hương, tôi ấn tượng ngay vì bạn vẽ tĩnh vật tốt quá. Cách xử lý bóng đổ, cách tô, nhấn nét chì của Hương thật gãy gọn và dứt khoát. Sau khi thi xong, tôi khen bài vẽ của Hương nhưng mặt cô nàng vẫn buồn xo. Hương nói rằng nàng sẽ khó đậu Kiến trúc. – Bạn đừng buồn, mình thấy bạn rất có khiếu.Nếu như năm nay không vào được thì năm tới thi lại sẽ vào. – Tôi nói. Về sau, tôi hiểu rằng khi bạn đang thất chí hoặc buồn nản, một lời động viên thật lòng sẽ giúp bạn tiếp tục tiến bước. Đôi khi cuộc sống là vậy, chúng ta chỉ cần ai đó đẩy thêm một chút để vượt qua khó khăn. Những chén chè đậu đỏ giữa khuya của má tôi đã không bỏ công. Tôi là một trong hai học sinh tỉnh Bạc Liêu đậu vào đại học Kiến trúc ở Sài Gòn. Thêm nữa, tôi cũng là một trong những sinh viên trẻ nhất nhập học đại học do học sớm tuổi. Tôi cũng đậu vào hai ngành Xây dựng và Kinh tế nhưng tôi chọn học Kiến trúc.
Năm đó, Hương không đậu vào Kiến trúc nhưng năm sau nàng đậu vào trường và làm “Ne” phụ vẽ cho tôi. Những ngày sau đó, tôi ngủ li bì để ăn mừng, vui vẻ chạy bộ và đá banh cả ngày để chuẩn bị cho cuộc đời sinh viên Kiến trúc sắp tới.
BacBác oơơi - BBaBacBác oơơi
- vvivieviêviêtviết hhahay- TToTôTôi dđđađanđang ngồicchchochơchờ dđđeđêđênđến llulưlưolươlươtlượt kkhkhakhamkhám - dđđođocđọc đượcbbabaibài ccucuacủa B- ccocon ggagaigái TToTôTôi dđđađanđang llalà kkikiekiêkiênkiến ttrtrutructrúc ssusư- dđđođocđọc đượcbbabaibài ccucuacủa BBaBacBác - tththathâthâythấy tththuthưthưothươthươnthương ccocon ggagaigái mmiminminhmình nnhnhinhienhiênhiêunhiều hhohowhơn, dđđođôđônđôngđồng tththothơthơithời ccucuncungcũng ccacamcảm mmemêmênmến B ccacaicái tththothơthơithời hhohochọc mmimiemiêmiêtmiệt mmamaimài dđđeđêđể vvavaovào dđđudduwđưođươđươcđược dđđađaiđại hhohochọc kkikiekiêkiênkiến ttrtrutructrúc. PPhPhaPhaiPhải dđđođocđọc đượcttitietiêtiêptiếp dđđeđêđể hhihiehiêhiêuhiểu ccocơ dduduyduyeduyêduyênmamà àBBaBacBác llalamlàm bbabacbác dssĩ- vvivì BBaBacBác gghgheghetghét bbabacbác ssisĩ BBiBinBinhBình mmomơmờ..… yytythythaythaaythaanthân mmemêmênmến ggugưgưigửi dđđeđêđến BBaBacBác llolonlonglòng tththuthưthưothươthươnthương mmemêmênmến.Ba
Cám ơn Bác sĩ, các bài viết rất hay ạ. Rất mong sẽ mua được sách của Bác sĩ sớm.
mình cũng đk mua mà k thấy trang nào bán hết.. hic
Muốn mua sách của bác sĩ để đọc mà không đâu bán, đọc ở đây trước được 2 chương thì lại càng ham đọc tiếp, mà lại hết mất rồi :(